Chủ Nhật, 20 tháng 11, 2011

Môn Tin – 20/11

MÔN TIN – 20/11

Tạo thư mục chứa đựng triệu ước mơ,
Cô lưu giữ bao bao ngàn bài Word,
Để từng ngày cô tải vào từng đợt,
Để nâng cao nội dung chứa đựng vào.

Muôn kiến thức truyền cho triệu bản sao,
Nhưng vẫn không thể, file nào cũng không lỗi,
Mỗi khi thế cô là người chỉ lối,
Gợi mở đường, gỡ lỗi mà tiến lên.

Có những file cô lại chẳng đặt tên,
Đặt chi nhỉ khi cô luôn ghi nhớ,
Chẳng cần đến USB nham nhỡ,
Cô đồng bộ, đồng bộ cả vào tim.

Có những phút cô lắng lặng thật im,
Cô suy ngẫm, ngẫm ngắm từng con điểm,
Và có lúc cô vui, lặng cười mỉm,
Không nên lời khi con điểm như mơ.

Cô ơi cô đó chẳng phải là mơ,
Đó là tất cả những gì em lưu được,
Để rồi khi xuất file không cần xem trước,
Vì chắc rằng file sẽ mượt phải không cô!

20/11/2011
Phạm Ngọc Cường

Môn Văn – 20/11

MÔN VĂN – 20/11

Nào ai biết? Ai nào có biết?
Biết là ai? Ai biết là ai?
Đôi vai gầy, thân mảnh mai,
Bàn tay, nét phấn,  miệt mài sớm hôm.

Chăm con nhỏ, đêm hôm nào bỏ,
Quản học trò, ngày sớm nào quên,
Ấy vậy mà lại nhớ tên,
Cả chục, chục lớp có quên đứa nào.

Trong tâm nhỏ, lao xao khoảng vắng,
Nét mặt đà nhập cái văn chương,
Văn chương mang lại tình thương,
Cho người, người cảm, cảm thương, thương người.

Để thấu hiểu, nụ cười nước mắt,
Để nhận ra, trăm sự ở đời,
Học văn thơ, để thay lời,
Thay lời chưa nói, nói lời yêu thương.

Lời nói thương có đâu nói hết?
Hết làm sao? Sao hết được sao?
Công ơn dạy dỗ lớn lao
Kể làm sao xiết biết bao ân tình!

20/11/2011
Phạm Ngọc Cường 

Môn Công Nghệ – 20/11

MÔN CÔNG NGHỆ – 20/11

Mỗi ngày mới, học điều hay,
Lưu vào trang vở từng cây điểm mười.
Cố gắng học cho nên người,
Theo lời cô dạy, mỉm cười tiến lên.
Luôn nghe tiếng cô ở bên,
Thều thào nho nhỏ: “Cố lên em à!”.
Cứ ngỡ cô, như người bà,
Chăm lo đàn cháu, quên già tấm thân.
Quan tâm tất cả ân cần,
Lo toan cực nhọc, một mình gánh mang.
Cho cuộc sống thêm huy hoàng,
Cô mang vào đó vạn ngàn trò ngoan.
Lòng thấy vui, lệ chứa chan,
Mỉm cười khi thấy em đang trưởng thành.
Mai sau công toại danh thành,
Em nào bỏ được, đành lòng quên sao?
Ơn cô dạy dỗ lớn lao,
Kể làm sao xiết biết bao ân tình.
Cô ơi! Cô nhớ thương mình,
Cô thương trò quá bỏ mình, em đau!

20/11/2011
Phạm Ngọc Cường 

Môn Lý – 20/11

MÔN LÝ – 20/11

Lắp mạch điện tải muôn vạn yêu thương,
Cô dẹp gọn muôn trùng trùng điện trở,
Để dòng điện cứ chạy không bỡ ngỡ,
Nối thành công thắp sáng triệu ánh đèn.

Giữa muôn trùng điểm hở và điểm đen,
Cô thay đổi cho mạch hoàn mỹ nhất,
Để hiệu suất phải đạt là cao nhất,
Hạn chế tối đa lượng hao phí không cần.

Một công thức mà Niu-tơn cũng phải phân vân,
Hay là Cu-lông và Ôm, cũng đành chịu bí,
Nhưng thiết nghĩ công thức này vô cùng hợp lý,
Tấm lòng cô bằng vô cực giai thừa.

Chẳng tuân theo một định luật xa xưa,
Cô chỉ cho chứ chẳng hề mong nhận,
Có đôi lúc có những chuyện làm cô giận,
Nhưng cô mà! Chẳng thể thành anion.

Rồi một mai khi dòng điện sinh công,
Khi dòng điện chính thức vào cuộc sống,
Làm sao quên được đã từng có một nguồn sống,
Một nguồn sống  đã phóng tia lửa điện vào tim.

20/11/2011
Phạm Ngọc Cường 

Môn Sinh – 20/11

MÔN SINH – 20/11

Như là tim, vẫn hoạt động, có ngừng đâu,
Như là rễ, vẫn đâm hoài, nào có nghỉ,
Như là hoa, dù rã cánh phai nhụy,
Như là cô vẫn giảng dạy từng ngày.

Như là máu chảy đi khắp chân tay,
Như là mạch gỗ, mạch rây, vận chuyển khoáng và nước,
Như là quả phát triển cho kì được,
Như là cô đem kiến thức vun trồng.

Dù là máu có còn chảy nữa không?
Thì tim vẫn đập, vẫn đập hoài không nghỉ,
Dù là nước,  khoáng có xa tận Mỹ?
Thì rẽ vẫn hoài, vẫn hoài cứ đâm sâu.

Dù là quả có phát triển được đâu?
Thì hoa vẫn cố hoàn thành nhiệm vụ,
Dù có những kiến thức khó hấp thụ,
Thì cô vẫn có cách giúp tiêu hóa rất riêng.

Dù là tất cả, tất cả có bình yên,
Hay là một số, một số đột biến nhiễm sắc thể,
Dù là tác dụng Hóa, Sinh, Lý cũng không thể,
Cũng chẳng thể nào phân giải tấm lòng cô.

20/11/2011
Phạm Ngọc Cường 

Môn GDCD – 20/11

MÔN GDCD – 20/11

Giữa muôn trùng yếu tố tự nhiên,
Cô tác động vào trăm ngàn vật chất,
Lao động để tạo ra “nguồn sức bật”,
Đẩy thị trường, nền kinh tế tiến lên.

Có một “quy luật” chẳng thể gọi thành tên,
Quy luật ấy vật chất chẳng thành hàng hóa,
Mà được dưỡng cho sự nghiệp công nghiệp hóa,
Cho một tương lai, một đất nước sau này.

Ngày mai đây đất nước được dựng xây,
Trên cơ sở “quy luật” ngày hôm ấy,
Có lẽ nào có thể quên nhìn thấy,
Người tạo quy luật kia vẫn trên bục giảng trường.

Một quy luật vượt trên cả phi thường,
Mà người tạo ra còn phi thường hơn nữa,
Đã dùng tình thương để soi đường mở cửa,
Đã dồn tâm huyết để dựng sẵn nửa con đường.

Nếu mai đây vật chất được vận chuyển khắp quê hương,
Hay là xuất khẩu ra một nơi nào khác,
Thì tất cả cũng đều, đều mang một mắc,
Là những sản phẩm chất lượng “Made by ... cô”

20/11/2011
Phạm Ngọc Cường 

Môn Hóa – 20/11

MÔN HÓA – 20/11

Đun ngọn lửa thắp lên bao ước mơ,
Cô xúc tác cho muôn ngàn phản ứng,
Tạo bao nhiêu là “hợp chất siêu cứng”
Có thể trường tồn mãi mãi theo thời gian.

Nhưng lạ thay giữa muôn chục trăm ngàn,
Có một “chất” chẳng thể nào thay đổi,
Dù chảy rửa hay chỉ là hóa khói,
Cũng chưa từng một lần được xảy ra.

Dù là trong Axit, muối trung hòa,
Cũng chẳng thể, chẳng thể nào biến chất,
Và hiển nhiên ta nhận thấy sự thật,
Đó là cô với tâm huyết đời mình.

Mặc bao chất có bao dạng thù hình,
Cô vẫn dạy vẫn dạy hoài không mỏi,
Để tất cả kết tủa về một lối,
Để kết tinh viên ngọc sáng cho đời.

Dù một mai bay xa khắp muôn nơi,
Hay là thăng hoa giữa cuộc đời sự sống,
Thì mọi chất vẫn nhớ về một hình bóng,
Hình bóng người tinh chiết đầu tiên.

20/11/2011
Phạm Ngọc Cường